THÀNH PHỐ TRẺ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TIỂU PHẨM

Go down

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TIỂU PHẨM Empty PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TIỂU PHẨM

Bài gửi  Admin Fri Jul 31, 2009 3:52 pm

I. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC MỘT TIỂU PHẨM SÂ N KHẤU:
1. Nghiên cứu đề tài:
2. Tìm chất liệu:
3. Phát thảo ý tưởng:
4. Xây dựng đề cương:
5. Viết thành văn bản:
6. Hoàn thiện:

II. NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. Xác định đề tài:
Đề tài:
* Phạm vi cuộc sống được đề cập đến trong tiểu phẩm. Vì tiểu phẩm là tác phẩm có thời lượng ngắn nên đề tài thường đơn giản, giới hạn trong một phạm vi nhất định, tránh ôm đồm.
* Đề tài có thể từ yêu cầu các cuộc thi, hoặc tự tác giả tìm ra.
Bài tập: Mỗi người tự tìm cho mình một đề tài để viết tiểu phẩm.

2. Tìm chủ đề:
Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu tác giả rút ra từ đề tài. Cách chọn chủ đề sẽ tạo nên giá trị của tác phẩm.
Bài tập: Từ đề tài đã chọn hãy xem có thể rút ra mấy chủ đề, chọn chủ đề nào hay nhất để khai thác.
3. Xác định tư tưởng:
Tư tưởng: Là cách lý giải đối với chủ đề đó. Đối với cùng một chủ đề mỗi tác giả có thể lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Bài tập: Xác định tư tưởng cho chủ đề đã chọn

III. TÌM CHẤT LIỆU:
1. Từ cuộc sống:
Qua những người đã gặp, những câu chuyện được nghe kể.

2. Từ phương tiện thông tin đại chúng:
Qua báo, phát thanh, truyền hình, mạng internet

3. Từ đề tài:
Từ tư tưởng chủ đề xây dựng thành nhân vật, cốt truyện

IV. PHÁT THẢO Ý TƯỞNG:
1. Xác định nhân vật trung tâm:
Mô tả nhân vật: nam, nữ, tuổi, nghề nghiệp, tên
Tính cách của nhân vật.
Hành động xuyên của nhân vật này là gì?
Nhân vật liên quan ra sao đến tư tưởng chủ đề: thuận, nghịch, chuyển biến.
Bài tập: Xác định nhân vật trung tâm từ tư tưởng chủ đề đã chọn.
2. Xác định sự kiện trung tâm:
Sự kiện cao trào nhất mà nhân vật sẽ gặp phải là gì?
Bài tập: Xác định sự kiện trung tâm của tiểu phẩm.

3. Hình dung hệ thống nhân vật:
Các nhân vật khác liên quan đến nhân vật chính như thế nào
Hành động của các nhân vật này đối với hành động xuyên của tiểu phẩm và của nhân vật trung tâm như thế nào?
Chú ý: không được thừa, không được trùng lắp

4. Hình dung hệ thống sự kiện:
Tình huống mở đầu:
Trước khi sự biến đầu tiên xuất hiện, trước khi xung đột kịch nổ ra đã có mâu thuẫn âm ỉ rồi. Các nhân vật trong vở kịch đã ở một tình huống nào đó không ổn rồi. Tình huống đó, trước khi kịch thắt nút, gọi là tình huống mở đầu.
Người viết phải chọn tình huống ban đầu sao cho nói lên được mối mâu thuẫn ngấm ngầm giữa những tính cách nhân vật, tức là giữa hai hệ thống tư tưởng, sao cho khán giả thấy được một phần quá khứ của các nhân vật. Tình huống ban đầu phải đã chín mùi đủ để mâu thuẫn nổ thành xung đột.
Tình huống ban đầu gồm hai yếu tố: tính cách và hoàn cảnh.

Sự kiện thắt nút:
Sự kiện làm phát sinh xung đột
Quá trình phát triển:
Các sự kiện làm cho xung đột phát triển, đẩy nó cao dần qua các sự kiện đến đỉnh cao nhất.

Sự kiện cao trào (trung tâm):
Là lúc xung đột kịch phát triển đến mức căng thẳng nhất, là lúc tính cách nhân vật lộ ra rõ nhất. Cao trào rất quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật và nói lên tư tưởng của vở.
Muốn kết thúc một vở kịch cho có sức thuyết phục thì công việc quan trọng vô cùng là kiến trúc cao trào. Cuộc đấu tranh đến lúc đó là quyết liệt nhất và buộc nhân vật chính (hoặc các nhân vật chính) phải chọn lấy một trong hai con đường đặt ra trước mắt mình. Mà khi nhân vật chính đã chọn xong thì cũng nhanh chóng dẫn đến kết thúc.

Sự kiện mở nút: Sự kiện giải quyết cao trào
Kết thúc: Những việc xãy ra sau khi mở nút.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 15/04/2009

https://clbskantpcl.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TIỂU PHẨM Empty PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TIỂU PHẨM P2

Bài gửi  Admin Fri Jul 31, 2009 3:52 pm

5. Hình dung các thủ pháp:
Bố trí không gian, thời gian:
Sự kiện tiểu phẩm sẽ xãy ra ở không gian nào, vào thời gian nào và có thay đổi hay không.
Phục hiện: Tái hiện lại quá khứ trên sân khấu, thể hiện ký ức của nhân vật, hoặc câu chuyện được kể lại, giấc mơ của nhân vật…
Đồng hiện:
Đồng hiện về không gian: Hai hay nhiều không gian khác nhau cùng hiện ra trên sân khấu
Đồng hiện về thời gian: Hai hay nhiều thời gian khác nhau cùng hiện ra trên sân khấu
Bất ngờ:
Hấp dẫn:
1. Tạo sự đồng cảm với nhân vật:
- Nhân vật có những nét dễ gây cảm tình;
- Nhân vật đối diện hoàn cảnh nguy hiểm hoặc tai họa;
- Nhân vật vô tình vướng phải lỗi lầm nhỏ, nhưng bị đe dọa phải bị trừng phạt nặng

2. Nhân vật thay đổi hoàn cảnh, số phận:
- Nhân vật thay đổi hoàn cảnh, số phận như đang nghèo bổng giàu lên, đang giàu bổng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng
- Phải làm cho khán giả tin tưởng là có thật, không phải do tác giả bịa ra.

3. Nhân vật khám phá sự thật:
- Nhận vật đi khám phá một sự thật và khán giả hồi hộp chờ đợi sự thật được khám phá.

4. Nhầm lẫn:
- Nhầm lẫn về người;
- Nhầm lẫn về tính cách;

5. Mục đích cuối cùng:
- Nhân vật theo đuổi một mục đích nào đó

6. Khó khăn trở ngại:
- Trở ngại cố định
- Trở ngại bất ngờ
- Trở ngại do ý đồ của đối phương
- Trở ngại do hoàn cảnh

7. Bất ngờ :
Các loại bất ngờ:
1. Bất ngờ đối với nhân vật và khán giả:
2. Bất ngờ chỉ đối với nhân vật:
Cách gây bất ngờ cho khán giả: khai thác từ sự bất ngờ của nhân vật gây nên bất ngờ mới cho khán giả và các nhân vật khác.
Tạo nên sự hồi hộp.
3. Bất ngờ chỉ đối với khán giả:
Mang tính chất kỷ xão, giá trị nghệ thuật không cao.

Thủ pháp gây bất ngờ:
1. Dẫn dắt sự chờ đợi của nhân vật và khán giả theo một chiều hướng nhưng lại cho sự kiện diễn ra theo một chiều hướng khác.
2. Nhân vật giành thắng lợi trong tình huống hết sức khó khăn, hoặc ngược lại thất bại khi tưởng chừng giành thắng lợi hoàn toàn.
3. Nhân vật đang tiến bổng lùi một cách giả tạo để rồi lại tiếp tục tiến lên.
4. Nhân vật quyết định vấn đề một cách đột ngột hoặc giải quyết vấn đề một cách nhảy vọt sau một thời kỳ tiệm tiến.
5. Xử l‎ý thời gian và không gian xãy ra sự kiện trái với bình thường.
Yêu cầu:
1. Tạo được điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách
2. Tạo được sự hấp dẫn với khán giả.
8. Ngẫu nhiên:
1. Xử lý ngẩu nhiên phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt xãy ra trong kịch và có lý giải trước đối với khán giả.
2. Sự kiện ngẫu nhiên phải phù hợp với tính cách các nhân vật, ăn nhập vào được với hành động của các nhân vật và tạo nên những chuyển biến mới trong các mối quan hệ của vở kịch theo yêu cầu của việc thể hiện chủ đề.

9. Gieo mầm:
- Đưa vào đường dây câu chuyện một nhân vật, một sự việc, một hoàn cảnh, một chi tiết, mới đầu không thấy quan trọng, nhưng về sau có tác dụng đến câu chuyện.
- Khi gieo mầm phải tự nhiên để khán giả không đoán trước được.

10. Liên quan đến diễn xuất:
Đất diễn: Quan tâm đến đất diễn cho từng nhân vật, kể cả các vai phụ.
Mảng diễn: Một đoạn kịch gây được hiệu quả nghệ thuật khi diễn và có thể chứa nhiều miếng diễn.
Miếng diễn: Một hành động kịch bất ngờ, đột xuất gây nên hiệu quả cao về nghệ thuật (có thể gây hài, bi)

6. Hình dung kết cấu:
Kết cấu 5 phần: mở đầu – thắt nút –phát triển -cao trào – mở nút
Kết cấu 3 phần: thắt nút, cao trào, mở nút.
Thế nào là tác phẩm hay:
Ở phương Tây lý luận kịch hiện đại thường hay nói đến quy tắc 3S:
-Suspecte: Làm cho người ta hoài nghi.
-Surprise: Làm cho người ta ngạc nhiên.
-Satisfaction: Làm cho người ta thoả mãn.
Làm cho người ta hoài nghi tức là người viết kịch đã biết dẫn dắt người xem đi vào câu chuyện bắt họ phải chú ý.
Làm cho người ta ngạc nhiên tức là người viết kịch đã dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Làm cho người ta thoả mãn tức là người viết kịch đã giải quyết xung đột một cách khéo léo, các mâu thuẫn, xung đột đã được tháo gỡ một cách tài tình làm cho người xem thoả mãn.
Tuy nhiên trong kịch cũng như trong cuộc sống không phải câu chuyện gì rồi cũng kết thúc có hậu, cái ác bị trừng trị và người lương thiện được hưởng hạnh phúc. Nhiều câu chuyện kết thúc một cách bi kịch. Một số vở kịch kết thúc không nhằm làm cho người ta thoả mãn mà lại nhằm làm cho người ta suy nghĩ, tác giả không dưa ra một cách giả quyết mà nêu vấn đề để mọi người tiếp tục suy nghĩ.
Đầu cọp, mình rồng, đuôi công
Mở đầu phải có hook có thể dùng hành động gay cấn, bí mật tạo sự chú ý, tò mò của khán giả.
Kết thúc phải phát sinh từ nội tại của tác phẩm chứ đừng là một giải pháp cứu nguy từ trên trời rơi xuống
7. Hình dung tên tác phẩm:
Tầm quan trọng của việc đặt tên tác phẩm

V. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG:
1. Mục đích yêu cầu:
2. Đề tài:
3. Chủ đề:
4. Tư tưởng:
5. Nhân vật:
6. Cốt truyện:
7. Bố cục:

VI. VIẾT THÀNH VĂN BẢN:
1. Tên tác phẩm
2. Tác giả
3. Nhân vật
4. Trình bày theo cảnh, lớp:
5. Các thành phần có thể có: Chỉ dẫn (bối cảnh, âm nhạc, trang trí, diện mạo nhân vật…), đối thoại, độc thoại, bàng thoại, tiếng vọng, tiếng đế, ngưng lặng.
6. Địa chỉ liên lạc:

VII. HOÀN THIỆN:
1. Đọc lại và sửa chửa.
2. Nghe góp ý và sửa chửa
3. Sửa chửa trong quá trình dàn dựng
4. Sửa chửa sau khi phúc khảo
5. Sửa chửa sau khi công diễn.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 37
Join date : 15/04/2009

https://clbskantpcl.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết